Lịch sử Máy chủ ứng dụng

Các ứng dụng, trong lịch sử, được lưu trữ trên các máy tính lớn (mainframe) và được chuyển tới các trạm truy cập (terminal). Chỉ có các tổ chức lớn, như chính phủ, ngân hàng và các tập đoàn lớn mới có thể có các trrang thiết bị và nhân lựu để hỗ trợ máy chủ lớn. Thập kỷ 60 chứng kiến sự xuất hiện của các máy tính mini. Máy tính mini nhỏ, yếu và rẻ hơn nhiều so với máy chủ lớn. Tuy vậy, các trạm truy cập vẫn được sử dụng để giao tiếp với ứng dụng.

Tiếp theo sự xuất hiện của máy tính cá nhân vào thập kỷ 80, và cụ thể hơn là giao diện đồ họa vào thập kỷ 90, mô hình tính toán máy chủ-máy trạm được phát triển. Trong kiến trúc máy chủ-máy trạm, ứng dụng được lưu trữ trên máy chủ và máy trạm đóng vai trò giao diện người dùng. Trong kiến trúc này, giao diện người dùng là một phần mèm máy tính chạy độc lập với máy chủ CSDL. Mặc dù điều này giải phóng máy chủ CSDL khỏi việc phải đồng thời xử lý dữ liệu vào giao diện người dùng, người quản trị lại phải cập nhật phần mềm máy trạm trên mỗi máy cá nhân khi cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào.

Tiếp theo sự xuất hiện của Internet vào giữa thập kỷ 90, mô hình phần mềm máy chủ ứng dụng được phát triển. Máy chủ ứng dụng là sự qua trở lại của thời đại tính toán trên máy chủ lớn theo nghĩa cả phần mềm và giao diện được lưu trữ trên máy chủ. Sự khác nhau là máy trạm là một máy cá nhân sử dụng trình duyệt web. Máy chủ gửi các chỉ thị liên quan tới giao diện kèm với dữ liệu tới máy trạm. Phần mềm máy chủ ứng dụng lưu trữ các chỉ thị về giao diện người dùng trong các module giao diện và được gắn cho các dạng thức dữ liệu khác nhau. Khi một cấu phần của CSDL có một dạng thức dữ liệu cụ thể được yêu cầu, phần mềm máy chủ ứng dụng gửi các chỉ thị của module cùng với dữ liệu được yêu cầu tới máy trạm.